Sản phụ khoa 01/01/1970

Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi nội tiết và sức đề kháng giảm sút khiến mẹ bầu dễ bị mắc các vấn đề về viêm nhiễm và bệnh lý phụ khoa. Dù biểu hiện tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng.
Qua đó, rất có thể sẽ dẫn đến biến chứng ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi. Do đó, việc hiểu rõ và nhận biết sớm các bệnh lý phụ khoa khi mang thai là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Dưới đây là số bệnh lý phụ khoa mà mẹ bầu có thể mắc:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial Vaginosis – BV): Đây là một bệnh phổ biến, chiếm khoảng 10-30% các trường hợp mang thai. Viêm âm đạo có thể gây ra các triệu chứng như khí hư có mùi hôi, ngứa, và khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể làm tăng nguy cơ sinh non và các biến chứng thai kỳ khác.
- Nhiễm nấm âm đạo (Candida): Khoảng 20-25% phụ nữ mang thai mắc nhiễm nấm âm đạo ít nhất một lần do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Biểu hiện thường thấy là ngứa, khí hư trắng như bã đậu và cảm giác nóng rát.
- Viêm cổ tử cung: Bệnh có thể ảnh hưởng đến khoảng 1-5% phụ nữ mang thai. Viêm cổ tử cung thường do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như sinh non hoặc viêm nhiễm lan rộng.
- Mụn rộp sinh dục (Herpes sinh dục): Tỷ lệ mắc bệnh này trong thai kỳ dao động từ 0,5-3%. Herpes sinh dục có thể gây biến chứng nghiêm trọng như truyền nhiễm sang thai nhi trong khi sinh, dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
- Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn: có dịch màu vàng xanh, đôi khi có bọt. Gây viêm ngữa phụ khoa khi mang thai có mức độ nguy hiểm cao.
- Bệnh nhiễm Strep B (GBS) âm đạo: Hơn 20% phụ nữ khỏe mạnh có vi khuẩn Strep nhóm B tồn tại trong cơ thể, thường là trong đường ruột, trực tràng hay âm đạo. Nhiễm GBS là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ, thai chết lưu và sinh non. GBS cũng là “thủ phạm” điển hình gây nhiễm trùng sơ sinh với tỷ lệ tử vong khá cao.
- Bệnh viêm âm đạo do nhiễm ký sinh trùng trichomoniasis,…
Những thói quen sinh hoạt giúp mẹ bầu hạn chế diễn tiến của viêm nhiễm phụ khoa:
- Tránh tắm bồn tắm, bồn nước nóng và bồn tạo sóng.
- Tránh các chất kích thích, bao gồm tampon vệ sinh, miếng đệm, vòi hoa sen và xà phòng có mùi thơm. Mẹ nên rửa sạch vùng sinh dục ngoài sau khi tắm và làm khô vùng này để ngăn ngừa kích ứng. Không nên sử dụng xà phòng mạnh, chẳng hạn như những loại thuốc có tác dụng khử mùi, kháng khuẩn hoặc bông tắm.
- Sau khi đi vệ sinh, lau từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn đến âm đạo.
- Sử dụng xà phòng vệ sinh dịu nhẹ và không mùi thơm.
- Không thụt rửa âm đạo.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Mặc quần áo lót khô thoáng chất liệu cotton.