
Cà rốt là loại rau củ khá phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe trẻ nhỏ. Các lợi ích hàng đầu của cà rốt phải kể đến là cải thiện thị lực, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ nhỏ. Đặc biệt cà rốt có hơn 10 loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
🌼 LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA CÀ RỐT VỚI TRẺ NHỎ
- TỐT CHO MẮT
Vitamin A là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho đôi mắt của trẻ và đặc biệt loại vitamin này có rất nhiều trong cà rốt. Trung bình trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần 300mcg vitamin A mỗi ngày, trẻ từ 4 tuổi trở lên cần 400mcg mỗi ngày. Chính vì thế với 100 gram cà rốt, bé sẽ hấp thụ được 835μg vitamin A. - BẢO VỆ DA
Cà rốt có chứa beta-carotene, là một chất tạo nên màu sắc rau củ. Nó có tác dụng chính là giúp làn da tươi sáng, bên cạnh đó vitamin A và chất chống oxy hoá có trong cà rốt cũng giúp làn da của trẻ khỏi ánh nắng mặt trời.
Trẻ bị thiếu vitamin A cũng đồng nghĩa với việc tóc và móng có thể yếu, dễ gãy hơn.
Mẹ có thể chế biến cà rốt thành nhiều món khác nhau để cơ thể bé có đủ chất cũng như phòng chống tổn thương tế bào do sự trao đổi chất. - NGĂN NGỪA TÁO BÓN
Táo bón là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Để chữa trị trường hợp này, các bố mẹ có thể cho con kết hợp ăn cà rốt và các loại rau củ khác vì trong cà rốt chứa đến 2,8g chất xơ/100g, điều này thúc đẩy quá trình tiêu hóa và sự chuyển động của ruột tốt hơn. Mỗi ngày trẻ từ 1-3 tuổi chỉ cần khoảng 19 gram chất xơ, trẻ 4-8 là 25mg. - BẢO VỆ RĂNG CHẮC KHỎE
Thực tế thì cà rốt là chất làm sạch răng tự nhiên mà không hề độc hại. Chúng làm sạch mảng bám khỏi nướu và răng, loại bỏ mùi hôi gây ra bởi thực phẩm chúng ta ăn. Canxi cùng với các khoáng chất khác trong cà rốt có thể chống lại vi trùng và giữ cho hàm răng của trẻ luôn khỏe mạnh và sạch sẽ.
🌼 CÁCH CHỌN VÀ BẢO QUẢN CÀ RỐT
Cà rốt là loại rau củ quả có thể để được khá lâu. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý một số quy tắc bảo quản và chọn cà rốt dưới đây:
Nên chọn những củ có màu tươi sáng, vẫn còn cứng, vỏ mịn, có màu cam đậm, ngọn và lá xanh, không bị dập nát. Tránh chọn những củ cà rốt có đốm hoặc nứt, ngọn héo, đầu củ có màu xanh.
Để bảo quản cà rốt trong tủ lạnh được lâu thì bố mẹ nên cắt phần ngọn củ cà rốt trước, sau đó sử dụng màng xốp hơi (có thể tìm mua ở siêu thị) để bảo quản cà rốt. Màng xốp hơi có tác dụng duy trì độ ẩm cần thiết cho cà rốt, giúp cà rốt giữ nguyên vị tươi ngon trong vòng 2 tuần. Một lưu ý nhỏ cho bố mẹ là chúng ta không nên dùng túi nilong vì nilong làm cà rốt dễ bị thối rữa.
🌼 NHỮNG MÓN ĂN ĐƠN GIẢN, BỔ DƯỠNG TỪ CÀ RỐT CHO BÉ
Cà rốt luôn có trong danh sách những thực phẩm đầu tiên để bắt đầu cho con ăn dặm. Với khả năng chế biến khá đơn giản, cà rốt có thể được sử dụng với những bé ăn dặm chỉ huy (BLW). Bố mẹ có thể hấp hoặc luộc cà rốt lên, sau đó thái dài cho bé thoải mái nhấm nháp nhé! Bên cạnh đó, cà rốt chế biến cùng khoai tây, hành tây.. hoặc làm nước ép cà rốt cho trẻ uống cũng rất tốt. Tuy nhiên mẹ chỉ nên cho con ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/ tuần, mỗi lần từ 30-50g.
Một số món ăn bổ dưỡng khác bố mẹ có thể làm cho bé ăn dặm từ cà rốt là:
- CHÁO CÀ RỐT CÁ LÓC
Cà rốt và cá lóc rửa sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn. Với những trẻ tập nhai, mẹ có thể tán dạng thô, nếu trẻ chưa mọc răng thì nên cho bé ăn phần thịt đã tán nhuyễn. Đổ bột vào nồi, sau đó cho khoảng 200ml nước và hòa tan. Đổ thịt cá lóc cùng cà rốt vào đảo đều để không bị vón cục. Khi bột chín, mẹ cho thêm chút dầu ăn hoặc nêm muối cho đậm đà. - SÚP CÀ RỐT
Cà rốt thái nhỏ, xào sơ qua và trộn đều với thịt gà đã được băm nhỏ, xào lẫn 2 thứ với nhau. Đổ hỗn hợp trên vào nồi và nấu tới khi gạo cùng cà rốt chín nhừ. Đến khi cháo đã chín, mẹ lại tiếp tục cho vào máy xay một lần nữa để bé có thể dễ thưởng thức hơn nhé. - CHÁO LƯƠN CÀ RỐT
Cà rốt hấp chín sau đó xay nhuyễn. Lươn làm sạch, hấp chín, gỡ thịt, xé nhỏ. Đun sôi hỗn hợp cháo và cà rốt, sau đó cho thịt lươn vào đảo đều. Cháo sôi chín là mẹ có thể cho bé thưởng thức nhé.
🌼 HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG TRONG 100G CÀ RỐT
Năng lượng 41kcal
Carbohydrate 9,58g
Đường tự nhiên 4.74g
Chất xơ 2,8g
Chất đạm 0,93g
Mập 0,24g
Canxi 33mg
Bàn là 0.3mg
Magiê 12 mg
Phốt pho 35mg
Kali 320mg
Natri 69mg
Mangan 0.143mg
Đồng 0,045 mg
Kẽm 0,24 mg
Selenium 0,1μg
Chất florua 3.2μg
Vitamin C 5.9mg
Vitamin B1 (Thiamin) 0.066mg
Vitamin B2 (Riboflavin) 0.058mg
Vitamin B3 (Niacin) 0,983mg
Vitamin B5 (axit Pantothenic) 0.273mg
Vitamin B6 0.138mg
Vitamin B9 (Folate) 19μg
Choline 8,8mg
Vitamin A 835μg
Vitamin E 0,66 mg
Vitamin K 13,2μg