FAQ

  • Em 27 tuổi, kết hôn 2 năm nhưng chưa có con. Mới đây em đi khám thì bác sĩ chẩn đoán em bị hội chứng Kallmann. Xin hỏi bác sĩ liệu em có thể chữa trị để có em bé được không ạ? (Bạn đọc gọi từ số 0937xxx892)

    Bác sĩ trả lời:

    Chào bạn!

    Hội chứng Kallmann là một dạng của thiểu năng sinh dục Hypogonadotropic gây suy giảm khứu giác và dậy thì muộn, xảy ra do thiếu hụt một số hormone định hướng sự phát triển giới tính. Những hormone này thường được tạo ra trong vùng dưới đồi của não.

    Chẩn đoán hội chứng Kallmann dựa trên biểu hiện lâm sàng về sự phát triển ở tuổi dậy thì theo phân loại Tanner. Phân loại Tanner được thiết lập sử dụng trong quá trình khám sức khỏe của các bác sĩ nội tiết và nhi khoa trên toàn thế giới để đánh giá sự trưởng thành của các đặc điểm sinh dục sơ cấp và thứ cấp.

    Những bất thường về sức khỏe gây ra bởi hội chứng này thường xuất hiện khi mới sinh, nhưng có thể được chẩn đoán trễ hơn (giai đoạn dậy thì 14-16 tuổi). Việc chẩn đoán bệnh dựa trên thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm nội tiết, hình ảnh học và xét nghiệm di truyền.

    Dấu hiệu lâm sàng là các triệu chứng và dấu hiệu dậy thì muộn hay mất khứu giác. Đặc điểm này giúp phân biệt hội chứng Kallmann với hầu hết các dạng thiểu năng sinh dục khác, không ảnh hưởng đến khứu giác.

    Xét nghiệm sinh hóa, là một phần quan trọng trong chẩn đoán hội chứng Kallmann. Hormone GnRH không thể đo lường trực tiếp trong cơ thể thay vào đó sẽ xét nghiệm sẽ nồng độ trong máu của các hormone như LH, FSH và các hormone sinh dục như testosterone, estrogen và progesterone. Các hormone này sẽ giảm thấp trong hội chứng Kallmann

    Đồng thời, phối hợp với bác sĩ trung tâm chẩn đoán hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) để khảo sát vùng dưới đồi, tuyến yên và mũi để tìm nguyên nhân gây ra các bất thường về việc giảm tiết hormone và mất chức năng khứu giác.

    Cuối cùng các xét nghiệm di truyền có thể được thực hiện để xác định chẩn đoán bệnh. Bệnh có thể được điều trị bằng liệu pháp Nội tiết. Hiện khoa Nam học, Bệnh viện Âu Cơ đang điều trị cho rất nhiều bạn nam mắc bệnh lý này.

    Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Thanh Tùng, Khoa Nam học, Bệnh viện Âu Cơ

  • Em chào bác sĩ ạ! Con em bị suyễn được hơn 1 năm nay. Hôm qua, bé bị té và khó thở. Về lồng ngực thấy sưng nhẹ, vậy có cần phải đi bệnh viện khám không ạ? (Anh Văn Tuấn, ngụ phường Long Bình, thành phố Biên Hòa)

    Bác sĩ trả lời:

    Chào anh Tuấn!

    Với trường hợp của bé, ba mẹ có 2 vấn đề cần quan tâm:

    – Một là cháu bị suyễn đang khó thở: bệnh hen (suyễn) là một bệnh mãn tính, có yếu tố di truyền, bệnh thường bị ho, khò khè, khó thở tái đi tái lại. Vì vậy ba mẹ cần cho bé khám để được chẩn đoán xác định xem có chắc chắn bị hen hay không? Nếu bị hen thì ở mức độ nào? Xem có cần phải điều trị dự phòng cho cháu không? Nếu cần điều trị dự phòng thì điều trị để bệnh không bị tái phát.

    – Hai là bé bị té xong ngực thấy sưng nhẹ: nếu lồng ngực sưng nề, đau hoặc có kèm khó thở, hít thở khó khăn thì ba mẹ nên cho bé lên bệnh viện để bác sĩ thăm khám cho bé xem có bị tổn thương xương sườn hay chấn thương ngực kín gì không nhé! Nếu cần thì bác sĩ có thể cho chụp X- quang ngực để kiểm tra.

    Hiện nay, ở Bệnh viện Âu Cơ có thể khám, điều trị và dự phòng bệnh hen (suyễn) nên ba mẹ có thể cho cháu lên bệnh viện để bác sĩ khám, điều trị và tư vấn cho cháu nhé!

    Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Sửu, Phó giám đốc y khoa, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Âu Cơ 

  • Khoảng 2 năm nay, em bị viêm đường tiết niệu cứ chữa hết lại tái đi tái lại nhiều lần. Em lo dùng thuốc nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nam giới, nhất là khả năng sinh con ạ. Có đúng không bác sĩ ạ? (Anh H.V.H., 23 tuổi, ngụ phường Tân Hạnh, thành phố Biên Hoà)

    Bác sĩ trả lời:

    Chào bạn!

    Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract infection – UTI) là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của hệ thống tiết niệu – thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường tiết niệu dưới – bàng quang và niệu đạo.

    Nguyên nhân gây viêm đường tiểu. Khoảng 95% nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn bội nhiễm ngược dòng niệu đạo vào bàng quang (5% từ đường máu), trong đó Escherichia coli (E.coli) chiếm 80% tác nhân gây bệnh.

    Escherichia Coli là vi khuẩn thường trú ở đường ruột, chúng cũng xuất hiện nhiều ở trên da gần hậu môn và có khả năng thâm nhập vào đường tiết niệu nếu bạn không biết vệ sinh đúng cách.

    Nhiễm trùng hệ tiết niệu ở nam giới có thể gây áp-xe tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, làm bít tắc ống dẫn tinh, tăng nguy cơ vô sinh.

    Bạn nên đến Khoa Nam học, Bệnh viện Âu Cơ để được bác sĩ thăm khám và chỉ định làm xét nghiệm có liên quan nhé!

    Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Thanh Tùng, Khoa Nam học, Bệnh viện Âu Cơ

  • Em năm nay 22 tuổi đi khám sức khỏe thì được chẩn đoán bệnh cường giáp. Sau khi tìm hiểu thì em thấy bệnh này khá nguy hiểm, trong đó có khả năng gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản nên rất lo lắng. Không biết điều này có đúng không và phải làm sao để kiểm soát bệnh này ạ? (Chị Thùy Ân, ngụ xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu)

    Bác sĩ trả lời:

    Chào chị Thùy Ân!

    Cường giáp là tình trạng dư thừa hormone tuyến giáp do nguyên nhân nội sinh hoặc ngoại sinh. Triệu chứng bao gồm:

    • Sút cân dù ăn uống bình thường hoặc thèm ăn nhiều.
    • Tăng nhịp tim hoặc cảm giác tim đập nhanh, loạn nhịp.
    • Run tay.
    • Mệt mỏi và yếu cơ.
    • Tăng cảm giác lo âu hoặc cáu gắt.
    •  Ra mồ hôi nhiều và cảm giác nóng bức, khó chịu.
    • Kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
    • Tiêu chảy do nhu động ruột tăng.
    • Rụng tóc hoặc tóc trở nên mỏng và yếu.
    • Mắt lồi ra (trong trường hợp bệnh Basedow)

    Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp: bệnh tự miễn (bệnh Basedow), nhân giáp độc, viêm tuyến giáp, dùng hormone giáp… Bệnh lý này ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có cơ quan sinh sản.

    Phụ nữ mắc bệnh cường giáp thường có rối loạn kinh nguyệt như vô kinh, kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Ngoài ra, trong thời gian mang thai nếu có cường giáp sẽ làm tăng nguy cơ như thai lưu, thai chậm tăng trưởng, sinh non, tiền sản giật, và tình trạng nhiễm độc giáp cấp ở mẹ rất nguy hiểm. Vì vậy, nếu chị bị cường giáp nên khám ở các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa nội tiết. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu, siêu âm tuyến giáp… để tìm nguyên nhân, từ đó điều trị sớm nhất có thể, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu muốn có thai thì cần kiểm soát tình trạng bệnh ổn định thì mới nên thả bầu nhé. Khi đã có thai, chị phải khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết định kỳ nhằm kiểm soát tốt nồng độ hormone tuyến giáp, tránh ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé!

    Chúc chị nhanh khỏi bệnh!

    Bác sĩ chuyên khoa 1 Đặng Ngọc Tuyên, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Âu Cơ

  • Con em năm nay vừa tròn 3 tuổi. Em vừa đưa cháu đi siêu âm, bác sĩ có kết luận bị nang thừng tinh hoàn phải phẫu thuật. Em đang băn khoăn một số điều, nên phẫu thuật ở đâu? Chi phí phẫu thuật (không biết có được bảo hiểm không ạ?) Và sau này có ảnh hưởng gì đến bé không? (Chị Trần Hà, ngụ thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom)

    Cảm ơn chị đã chia sẻ về tình trạng của cháu!

    Bác sĩ xin được giải đáp các thắc mắc của chị như sau:

    1. Nên phẫu thuật ở đâu? Chị nên lựa chọn các bệnh viện chuyên về nhi và phẫu thuật nhi. Một số bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa như Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Âu Cơ và Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đều có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

    2. Chi phí phẫu thuật và bảo hiểm y tế:

    * Chi phí phẫu thuật có thể dao động tùy theo bệnh viện và phương pháp phẫu thuật. Chị nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được tư vấn chi tiết về chi phí.

    * Về bảo hiểm y tế, chị cần kiểm tra xem bảo hiểm của cháu có phạm vi bảo hiểm cho các ca phẫu thuật này không. Thông thường, bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ một phần chi phí phẫu thuật cho trẻ em. Chị có thể liên hệ với cơ quan bảo hiểm y tế hoặc bệnh viện để biết thêm thông tin cụ thể.

    3. Ảnh hưởng sau này đến bé:

    * Phẫu thuật nang tinh hoàn là một thủ thuật tương đối an toàn và thường không gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.

    * Sau phẫu thuật, bé cần được theo dõi và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo vết mổ lành nhanh và không có biến chứng.

    Chúc cháu sớm khỏe mạnh và chị an tâm hơn với quyết định của mình. Nếu cần thêm thông tin gì, chị cứ liên hệ để được hỗ trợ nhé.

    Trân trọng!

    Bác sĩ chuyên khoa I Mohamach Amin, Khoa Nam học, Bệnh viện Âu Cơ

  • Xin chào bác sĩ, tôi kết hôn đã 3 năm vẫn chưa có con. Tôi đã đi khám rất nhiều nơi và đều được chẩn đoán teo tinh hoàn nhưng các bác sĩ đều không cho phương pháp điều trị, tôi không biết có phải do thiếu sót hay không. Mong bác sĩ cho tôi biết, tôi có còn cơ hội chữa trị không? Chứng teo tinh hoàn có thể có con được không? Xin chân thành cảm ơn. (Bạn đọc gọi từ số 0938xxx690).

    Bác sĩ trả lời:

    Chào bạn,

    Tình trạng teo tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn nhỏ hơn bình thường, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố như: nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, di truyền, chấn thương, sử dụng thuốc… Khi tinh hoàn teo, khả năng sản xuất tinh trùng giảm đi đáng kể, thậm chí là không có tinh trùng. Điều này làm giảm khả năng thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng hoàn toàn vô sinh. Một số trường hợp vẫn có thể tìm thấy một lượng nhỏ tinh trùng và có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như: thu thập tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI).

    Có thể có nhiều lý do dẫn đến việc các bác sĩ trước đây không đưa ra phương pháp điều trị như:

    • Mức độ teo tinh hoàn: Nếu tinh hoàn teo quá nhiều, khả năng phục hồi chức năng là rất khó.
    • Nguyên nhân gây teo tinh hoàn: Nếu nguyên nhân không xác định được hoặc không thể điều trị, việc phục hồi chức năng sinh sản là rất khó.
    • Tuổi tác: Tuổi càng cao, khả năng sản xuất tinh trùng càng giảm.

    Do đó, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa như tại Bệnh viện Âu Cơ – Sài Gòn Biên Hòa vì đây là nơi khám và điều trị các bệnh lý nam khoa uy tín cũng như hỗ trợ sinh sản. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm như: xét nghiệm nội tiết, siêu âm tinh hoàn, sinh thiết tinh hoàn để đánh giá chính xác tình trạng và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

    Chúc bạn sớm có tin vui!

    Bác sĩ chuyên khoa I Mohamach Amin, Khoa Nam học, Bệnh viện Âu Cơ

TITLE

DESCRIPTION

Chỉ cần gọi 0251 3812 345 - HOẶC - Liên hệ với chúng tôi